Điều trị chống tái nghiện bằng Naltrexone

Điều trị chống tái nghiện các chất, dạng thuốc phiện bằng naltrexone.

Naltrexone là thuốc chủ yếu chỉ định cho những bệnh nhân đã hoàn tất quá trình cai nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) và mong muốn sử dụng Naltrexone để giúp duy trì tình trạng không nghiện. Đối tượng phù hợp là những người có động cơ điều trị cao hoặc tự nguyện điều trị Naltrexone tại cộng đồng thay vì phải đi điều trị cưỡng chế, lâu dài tại các trung tâm cai nghiện. Điều trị chống tái nghiện bắng naltrexone có những tác dụng như thế nào?

Hiệu quả điều trị chống tái nghiện bằng Naltrexone

Hiệu quả điều trị bằng Naltrexone được đánh giá là tốt nếu người bệnh có động cơ chữa bệnh mạnh mẽ, tuân thủ đúng quy chế điều trị và kết hợp với các liệu pháp tâm lý phù hợp như liệu pháp thể chế, nhận thức – hành vi, gia đình.

Tuy nhiên, hiệu quả sẽ bị hạn chế đối với những bệnh nhân thiếu động cơ, không muốn chữa bệnh hoặc bỏ cuộc điều trị sớm và tái sử dụng CDTP trong quá trình điều trị Naltrexone.

Tác dụng không mong muốn và an toàn điều trị chống tái nghiện

Nói chung, tác dụng không mong muốn của Naltrexone không đáng kể, chỉ ở mức độ nhẹ, tạm thời và sẽ cải thiện theo thời gian điều trị. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm mất ngủ, lo âu, đau đầu, nôn, buồn nôn, mất năng lượng, đau bụng, đau cơ khớp.

Về an toàn, nguy cơ tử vong có thể xảy ra đối với những bệnh nhân đang điều trị Naltrexone nhưng lại tái sử dụng CDTP hoặc bỏ điều trị Naltrexone rồi sử dụng lại CDTP với liều như trước kia do mất dung nạp.

Quy trình điều trị chống tái nghiện Naltrexone

Đánh giá trước điều trị

Đánh giá động cơ, lý do xin điều trị Naltrexone của bệnh nhân. Khảo sát bệnh sử nghiện CDTP: mức độ nghiện, thâm niên, số lần cai nghiện trước đó, nghiện các chất khác, tình trạng cai nghiện hiện tại. Tiền sử bệnh cơ thể (gan, tim, thận) và tâm thần (trầm cảm, rối loạn tâm thần khác). Vấn đề tâm lý xã hội: mối quan hệ gia đình, vấn đề pháp luật, học tập, nghề nghiệp, thu nhập… Khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chức năng gan, thận và test Naloxone.

Thông báo quy trình điều trị

Cần thông báo chi tiết quy trình điều trị, nội quy, nguy cơ tử vong nếu không tuân thủ và yêu cầu cam kết của bệnh nhân cùng gia đình chấp hành nghiêm túc.

Kiểm tra trước khi cho uống Naltrexone

Đảm bảo đã hoàn tất cai nghiện CDTP ít nhất 7 ngày (với Methadone ít nhất 10 ngày). Đảm bảo SGOT, SGPT bình thường.

Liều lượng và thời gian điều trị Naltrexone

Liều lượng: Ngày đầu tiên: Uống liều 25mg lần đầu, sau 1 giờ nếu không xuất hiện hội chứng cai thì cho thêm 25mg nữa.

Những ngày tiếp theo uống cách nhật với liều sau:

Thứ 2 hoặc thứ 3: 100mg

Thứ 4 hoặc thứ 5: 100mg

Thứ 6 hoặc thứ 7: 150mg

Thời gian điều trị duy trì: Càng lâu càng tốt, tối thiểu 12 tháng. Thời gian cụ thể dài hay ngắn phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ, sự phục hồi của bệnh nhân và thỏa thuận giữa các bên.

Các điều trị phối hợp

Tư vấn, giáo dục

Liệu pháp thể chế, liệu pháp nhận thức – hành vi

Can thiệp gia đình

Phục hồi chức năng tâm lý, xã hội và lao động

Điều trị kết hợp cho các bệnh khác nếu có

Giám sát và kiểm tra

Xét nghiệm nước tiểu tìm CDTP: 2 lần/tháng nếu có thể

Xét nghiệm chức năng gan: 3 tháng/lần, trường hợp bất thường cần làm thường xuyên hơn

Giám sát chặt chẽ những trường hợp vi phạm quy chế uống thuốc, xét nghiệm dương tính với CDTP

Đánh giá phản hồi của gia đình và bệnh nhân 1 lần/tháng

Xử lý các tình huống đặc biệt

Nếu bỏ điều trị Naltrexone ≥ 5 ngày và tái sử dụng CDTP hàng ngày thì phải bắt đầu lại toàn bộ quy trình. Nếu tạm ngừng Naltrexone vì lý do nào đó nhưng không dùng CDTP hoặc chỉ dùng 1-2 lần thì có thể tiếp tục điều trị sau khi làm test Naloxone. An toàn nhất là chỉ cho uống lại Naltrexone sau 7 ngày liên tục không dùng CDTP. Chuyển đổi điều trị từ Naltrexone sang Methadone/Buprenorphine: Cho liều đầu sau 72h ngừng Naltrexone, với liều thấp trước.

Những vấn đề cần lưu ý

Trường hợp uống Naltrexone từng đợt do bệnh tật, tai nạn, công việc…cần đánh giá kỹ Khuyến cáo không được bán/cho Naltrexone cho người khác vì nguy cơ gây hội chứng cai

Với bệnh nhân đa nghiện cần đánh giá, theo dõi chặt chẽ

Một số triệu chứng cần được điều trị đồng thời: Nôn, đau bụng, đau cơ xương, trầm cảm

Ngừng Naltrexone 72 giờ trước khi phẫu thuật Không đáp ứng với giảm đau dạng thuốc phiện khi đang dùng Naltrexone

Phụ nữ có thai nên thận trọng, có thể ngừng Naltrexone trong 3 tháng đầu

Những ưu điểm và nhược điểm của liệu pháp naltrexone

Ưu điểm

Hiệu quả chống tái nghiện cao.

– Phục hồi chức năng tâm lý và chức năng lao động nhanh.

– Bệnh nhân không còn thèm các chất dạng thuốc phiện (CDTP).

Chi phí điều trị thấp, hiệu quả cao hơn so với điều trị tập trung tại các trung tâm cai nghiện.

– Không bắt buộc phải xét nghiệm nước tiểu tìm CDTP.

– Do tác dụng đối kháng của naltrexone nên bệnh nhân tái sử dụng heroin không những không có hiệu quả mà còn gây khó chịu (thậm chí tử vong).

– Bệnh nhân chỉ đến cơ sở điều trị 3 lần/tuần, nên có thời gian lao động, xa nhà ngắn ngày, hoặc sử dụng tại nhà…

– Đơn giản trong sử dụng, dễ dàng trong quản lí điều trị.

Nhược điểm

Dễ bỏ cuộc do không thích thú, nhất là những người có động cơ điều trị yếu.

– Nguy cơ tử vong nếu sử dụng đồng thời các dạng thuốc phiện.

– Cần phải kiểm tra chức năng gan (SGOT, SGPT) trước và trong quá trình điều trị do độc tính với gan.

    5/5 - (1 bình chọn)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    cach_cai_nghien_dung_cach_de_lay_lai_cuoc_doi_ban
    Thông tin cai nghiện

    Cách Cai Nghiện Đúng Cách Để Lấy Lại Cuộc Đời Bạn

    Cai nghiện ma túy là một thách thức lớn, yêu cầu nỗ lực cá nhân và sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè. Để cai nghiện hiệu quả, cần hiểu rõ tình trạng nghiện và tác hại của ma túy. Các phương pháp hỗ trợ bao gồm điều trị tâm lý, sử dụng thuốc điều trị, và thay đổi lối sống tích cực như tham gia thể thao và học kỹ năng mới. Gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc động viên và tạo môi trường tích cực. Cần chú ý đến các dấu hiệu sức khỏe để tìm kiếm hỗ trợ kịp thời. Tổ chức phi lợi nhuận, trung tâm cai nghiện và tư vấn chuyên nghiệp là những nguồn hỗ trợ hữu ích. Cuối cùng, đặt mục tiêu, chấp nhận thất bại và tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp người nghiện vượt qua hành trình khó khăn này.

    Đọc thêm
    kham_pha_con_duong_tu_do_hanh_trinh_cai_nghien_de_song_khoe_manh_hon
    Thông tin cai nghiện

    Hành Trình Cai Nghiện Để Sống Khỏe Mạnh Hơn

    Cai nghiện là quá trình giúp người nghiện từ bỏ chất gây nghiện, như ma túy, thông qua ý chí, phương pháp và sự hỗ trợ từ xung quanh. Hậu quả của việc sử dụng ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống xã hội và pháp lý. Cai nghiện mang lại lợi ích như cải thiện sức khỏe và khôi phục quan hệ xã hội.

    Các bước cai nghiện hiệu quả bao gồm nhận thức về vấn đề, xây dựng kế hoạch chi tiết, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và chuyên gia, tham gia các chương trình cai nghiện và thay đổi lối sống. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, tâm lý trị liệu, và giám sát sau cai nghiện cũng rất quan trọng. Dù khó khăn, cai nghiện có thể thực hiện được nếu có sự quyết tâm và hỗ trợ.

    Đọc thêm
    Thông tin cai nghiện Chống tái nghiện ma túy

    Điều Trị Chống Tái Nghiện Ma Túy

    Để có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp chống tái nghiện, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của tái nghiện ma túy. Bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về các phương pháp điều trị chống tái nghiện ma túy hiệu quả. Chúng tôi sẽ khám phá nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ điều trị dược lý đến liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống và xây dựng kỹ năng đối phó. Mục tiêu là cung cấp thông tin hữu ích cho những người đang trong quá trình phục hồi, gia đình họ và các chuyên gia y tế.

    Đọc thêm