Hỏi đáp về cai nghiện ma túy tại cơ sở

hoi-dap-ve-cai-nghien-ma-tuy-tai-co-so

Công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy tại cơ sở. Dưới đây là những câu hỏi và trả lời về cai nghiện ma túy tại cơ sở bạn cần biết.

Mục lục

Câu hỏi 1: Quy trình điều trị ma túy tại Cơ sở như thế nào?

Trả lời:
Quy trình cai nghiện ma túy cho người nghiện tại Cơ sở được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 gồm các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn tiếp nhận, phân loại;
2. Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội;
3. Giai đoạn giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
4. Giai đoạn lao động trị liệu, học nghề;
5. Giai đoạn phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

Câu hỏi 2: Tôi có người thân muốn đi cai nghiện tự nguyện, vậy thủ tục hồ sơ, để được tiếp nhận cai nghiện tại Cơ sở gồm những gì? Trong quá trình cai nghiện tại Cơ sở có cần người nhà ở lại chăm sóc không?

Trả lời:
Khi đến làm thủ tục cai nghiện tự nguyện, người nghiện và thân nhân chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đến Cơ sở, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ để vào cai nghiện tự nguyện.
Hồ sơ cai nghiện tự nguyện gồm:
1. Đơn xin tự nguyện cai nghiện và chữa trị tại Cơ sở
2. Bản khai về tình trạng sử dụng ma tuý
3. Bản cam kết của gia đình
4. Sổ hộ khẩu có tên người đi cai nghiện (bản phô tô và bản gốc để đối chiếu)
5. Một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, giấy khai sinh hoặc giấy phép lái xe của người đi cai nghiện và người bảo lãnh (bản phô tô và bản gốc để đối chiếu). Trường hợp người đi cai nghiện không có giấy tờ tuỳ thân thì phải có giấy xác nhận nhân sự có ảnh của xã hoặc phường, thị trấn nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú.
6. Hợp đồng trách nhiệm ký kết giữa gia đình người nghiện hoặc người nghiện với Cơ sở.
7. Quyết định tiếp nhận người nghiện tự nguyện vào Cơ sở của Giám đốc Cơ sở.
Đối với người chưa thành niên phải có sự đồng ý, bảo lãnh của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. 
– Trong các giai đoạn cắt cơn, giải độc và lao động trị liệu phục hồi sức khoẻ tại Cơ sở người nghiện sẽ được cán bộ y tế điều trị, theo dõi, chăm sóc đồng thời để đảm bảo an toàn, thuận lợi trong việc điều trị cắt cơn, Cơ sở quy định người nhà không ở lại để chăm sóc người nghiện.

Câu hỏi 3: Chồng tôi muốn đi cai nghiện tự nguyện, tôi muốn hỏi kinh phí đóng góp đối với người đi cai nghiện tự nguyện như thế nào? Khi vào cai nghiện, chồng tôi có được mang theo đồ dùng sinh hoạt cá nhân hay điện thoại không?

Trả lời:
   Người cai nghiện tự nguyện từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 16/2019/NQ-HĐND và Hướng dẫn số 09/HD-SLĐTBXH, Gia đình phải đóng góp các khoản kinh phí sau:
1. Chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ; điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường:
1.1. Chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ (bao gồm cả xét nghiệm HIV/AIDS): Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thực hiện dịch vụ;
1.2. Chi điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường tại cơ sở cai nghiện ma túy không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế: Theo chi phí thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập lập dự toán phù hợp với tình hình thực tế hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tiền ăn hàng tháng: 0,24 mức lương cơ sở/người.
3. Tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân (chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với học viên nữ): 0,27 mức lương cơ sở/người/năm.
4. Tiền hoạt động văn nghệ, thể thao: 70.000 đồng/người/năm.
5. Tiền điện, nước, vệ sinh: 80.000 đồng/người/tháng.
– Người nghiện khi vào Cơ sở người cai nghiện không cần mang theo bất cứ đồ dùng cá nhân nào và không được sử dụng điện thoại di động cá nhân khi ở trong Cơ sở.

Câu hỏi 4: Chồng tôi đi cai nghiện bắt buộc theo Quyết định của Toà án. Tôi xin hỏi Cơ sở, khi vào chồng tôi được mang theo những đồ dùng gì và có cần phải đóng góp thêm khoản kinh phí nào ko?

Trả lời:
– Trong thời gian chấp hành quyết định của Tòa án tại Cơ sở cai nghiện bắt buộc người nghiện được khám sàng lọc, điều trị cắt cơn giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh nhiễm trùng cơ hội; được tư vấn nhằm thay đổi hành vi nhân cách, nâng cao kỹ năng sống và kỹ năng phòng chống tái nghiện; được chăm sóc, ăn uống và cung cấp các đồ dùng sinh hoạt cá nhân theo quy định của Nhà nước mà không phải đóng góp bất cứ khoản nào.
Trường hợp học viên bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được chuyển tới cơ sở Y tế hoặc đưa về gia đình để chữa trị, chăm sóc. Chi phí điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do bản thân học viên hoặc gia đình học viên tự thanh toán.
Ngoài ra gia đình cần phối hợp với Cơ sở trong công tác thăm nuôi và giúp đỡ người nghiện trong quá trình cai nghiện tại Cơ sở.
– Để đảm bảo an toàn khi vào chữa trị, cai nghiện tại Cơ sở người nghiện không được mang theo bất cứ đồ dùng cá nhân nào.

Câu hỏi 5: Trong thời gian điều trị, cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở, tôi muốn học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm, vậy cụ thể Cơ sở mở các lớp dạy nghề cho người cại nghiện như thế nào?

Trả lời: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 776/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, căn cứ vào nhu cầu của học viên, hàng năm Cơ sở có tổ chức các lớp dạy nghề hàn, may công nghiệp, uốn tỉa cây cảnh… cho người nghiện, trong thời gian chữa trị, cai nghiện tại Cơ sở. Thời gian đào tạo 3 tháng và được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Sau khi được học nghề, người nghiện được Cơ sở tổ chức lao động trị niệu, rèn luyện kỹ năng để nâng cao trình độ, tay nghề vì vậy hầu hết người nghiện sau khi được đào tạo, rèn luyện đều có tay nghề vững vàng. Các chương trình dạy nghề hàng năm đã giúp cho nhiều học viên sau khi về tái hoà nhập cộng đồng có cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.

Câu 6: Con tôi bị nghiện ma túy đã 5 năm và đã thực hiện cai nghiện tại nhà 02 lần nhưng không khỏi. Tôi muốn đưa con tới điều trị tại Cơ sở vậy sau thời gian chữa trị cai nghiện liệu con tôi có bỏ được hoàn toàn ma túy không?

Trả lời:
 Theo y học, nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, vì vậy việc trợ giúp cho người nghiện ma túy là lâu dài và khó khăn với tỷ lệ tái nghiện cao. Giống như các bệnh mãn tính khác, nghiện ma túy cần được điều trị dài lâu, bao gồm cả điều trị bằng thuốc chống tái nghiện và điều trị bằng tâm lý.
 Nghiện ma túy được gọi mà mãn tính, tái diễn của não bộ bởi lẽ nó biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, người bệnh khi chưa được điều trị cắt cơn giải độc buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy, bất chấp các hậu quả về sức khỏe và xã hội liên quan tới hành vi sử dụng ma túy.
Thứ hai, dù đã cai nhiều lần nhưng họ vẫn dễ bị tái nghiện. Bởi dù đã được đi cai nghiện nhưng ma túy giống như là “miếng ngon nhớ lâu” khi sử dụng vẫn thấy rất thích thú, thoả mãn cảm giác thèm nhớ làm cho người nghiện bị thôi thúc tìm kiếm ma túy để sử dụng.
Trong quá trình nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết về sinh lý học thần kinh và thực tiễn của những người cai nghiện ma túy thành công sau khi điều trị tại Cơ sở trở về, có thể khẳng định nếu bản thân người nghiện quyết tâm, lựa chọn đúng phương pháp và thời gian cai nghiện cũng như tuân thủ các biện pháp phòng chống tái nghiện thì nghiện ma túy có thể ngăn ngừa và điều trị được.

Câu hỏi 7: Con tôi bị nghiện ma tuý cách đây khoảng 5 năm. Cháu bị lây nhiễm HIV do sử dụng bơm kim tiêm chung. Hiện cháu đang uống thuốc ARV điều trị tại nhà. Gia đình tôi muốn cho cháu vào Cơ sở để cai nghiện ma tuý vậy khi vào cai nghiện tại Cơ sở thì con tôi có được tiếp tục uống thuốc điều trị HIV hay không?

Trả lời:
Khi người đi cai nghiện, chữa trị tại Cơ sở mà đã bị nhiễm HIV đang được uống thuốc điều trị tại gia đình thì trong thời gian cai nghiện, chữa trị tại Cơ sở học viên sẽ được cán bộ y tế của cơ sở hỗ trợ tiếp tục sử dụng thuốc điều trị HIV.
Khi đến Cơ sở cai nghiện, gia đình đề nghị Cơ sở Y tế đang điều trị thuốc ARV cho học viên cung cấp sổ khám chữa bệnh, sổ lấy thuốc, bệnh án theo dõi điều trị của học viên và thuốc điều trị. Học viên sẽ được cán bộ y tế tại Cơ sở thăm khám sức khoẻ thường xuyên và cho sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định điều trị của Bác sỹ tại bệnh án;

Câu 8: Tôi phát hiện con tôi nghiện ma túy khá lâu rồi nhưng vận động đi cai cháu không đi, tôi không biết phải làm sao để đưa cháu đi cai nghiện. Cơ sở có cách nào để giúp tôi đưa cháu đi cai nghiện không?

 Trả lời:
Nếu con bác đã nghiện ma túy nhưng không muốn cai nghiện thì gia đình có thể hình thành cho con ý muốn cai nghiện bằng cách khuyên bảo, lựa thời điểm để tâm sự và phân tích những lợi ích, tương lai của bản thân người nghiện khi từ bỏ con đường nghiện ngập ma túy và những hậu quả mà ma túy gây ra cho sức khỏe của bản thân, cho gia đình và xã hội khi tiếp tục sử dụng ma túy, tránh những lúc, thời điểm dễ gây ức chế gây nên hiệu quả ngược.
Không sử dụng những lời miệt thị, mắng chửi hay hành động kỳ thị người sử dụng ma túy. Cần động viên, tạo động lực, giúp khơi dậy lòng quyết tâm từ bỏ ma túy của người nghiện sớm quay lại cuộc sống bình thường.

Câu hỏi 9: Tại sao người nghiện ma túy không muốn đi cai nghiện?

Trả lời:
Khi đã nghiện ma túy thì mỗi lần sử dụng, người nghiện có cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu, không thấy lo lắng, không buồn phiền, cảm thấy vui vẻ phấn khích, hoạt bát trong giao tiếp… đây là những cảm giác rất mạnh mà người nghiện ma túy khó có thể quên nó khiến họ muốn được tận hưởng lần nữa lần nữa.
Khi dừng sử dụng ma túy người nghiện gặp phải hội chứng cai rất đáng sợ, họ mệt mỏi, đau bụng, đi ngoài, đặc biệt là hội chứng giòi bò trong xương khiến họ không thể vượt qua được mà từ bỏ. Họ lo sợ khi vào điều trị cắt cơn, không được sử dụng ma túy họ cũng sẽ phải trải qua hội chứng như vậy.
Tuy nhiên việc được điều trị theo phác đồ cai sẽ giảm được những hội chứng như trên, người nghiện sẽ được hỗ trợ để nhanh chóng vượt qua và trở lại trạng thái cơ thể bình thường, sau thời gian điều trị cắt cơn, phục hồi sức khỏe thì sức khỏe và tâm lý của người nghiện sẽ tốt hơn rất nhiều.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp Tin tức

Diễn Đàn Cai Nghiện Ma Túy

Bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ và thông tin về cai nghiện ma túy? Diễn đàn cai nghiện ma túy có thể là một nguồn lực quý giá cho bạn và gia đình. Những chia sẻ và kết nối ở đây sẽ mang lại nguồn động lực và hy vọng cần thiết trong hành trình phục hồi của người thân.

Đọc thêm
Hỏi đáp Chống tái nghiện ma túy

Thuốc Naltrexone Notexon 50mg

Naltrexone Notexon 50mg hoạt động bằng cách chặn các thụ thể opioid trong não. Các thụ thể opioid đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm giác thích thú và thưởng thức khi sử dụng rượu. Bằng cách chặn các thụ thể này, thuốc giúp làm giảm cảm giác thèm rượu và ngăn chặn sự hưng phấn khi uống rượu. Điều này góp phần hỗ trợ người bệnh duy trì trạng thái không sử dụng rượu.

Đọc thêm
Hỏi đáp Tin tức

Cơ Sở Cai Nghiện Ma Túy Số 3

Bước chân vào cơ sở cai nghiện ma túy số 3, bạn sẽ cảm nhận được không khí bình yên, tích cực và đầy hy vọng. Đây không chỉ là một nơi chữa trị, mà còn là điểm tựa vững chắc giúp những người nghiện ma túy tìm lại chính mình và hòa nhập trở lại với cộng đồng.

Đọc thêm