Hỏi đáp về chống tái nghiện

Hỏi đáp về chống tái nghiện

Tái nghiện ma túy đang là vấn nạn nhức nhối chưa có hồi kết của toàn xã hội. Chọn cách nào để cai nghiện cho người thân vẫn là câu hỏi hóc búa với nhiều gia đình không may mắn khi có người thân bị tái nghiện. Dưới đây là một số câu hỏi đáp về chống tái nghiện đã được tổng hợp.

Thuốc chống tái nghiện Nodict là thuốc gì?

Thuốc Nodict thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, được sử dụng trong điều trị cai nghiện rượu và các chất gây nghiện. Thuốc Nodict có thành phần chính Naltrexone Hydrochloride và các tá dược khác. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim đóng gói theo hộp 3 vỉ x 10 viên.

Thuốc chống tái nghiện ma túy Naltrexone có tác dụng gì?

Liệu pháp Naltrexone trong chống tái nghiện

Thuốc Naltrexone là thuốc đối kháng đặc hiệu trên thụ thể opioid. Thuốc có tác dụng tương tự Naloxone, nhưng tác dụng mạnh hơn Naloxone 2 – 9 lần và thời gian tác dụng dài hơn. Khi bệnh nhân uống liều 30 – 50mg/ ngày, Naltrexone giảm đau không đáng kể, chỉ gây ngủ nhẹ, không ức chế hô hấp, không gây loạn thần và không làm thay đổi huyết áp.
Trên những người dùng liều cao morphin và các thuốc giảm đau opioid khác, Naltrexone sẽ đối kháng hầu hết các tác dụng của opioid như ức chế hô hấp, co đồng tử, sảng khoái và cảm giác thèm thuốc. Ngoài ra, Naltrexone có thể thúc đẩy hội chứng cai thuốc xuất hiện nhanh hơn ở người nghiện opiat. Naltrexone không gây lệ thuộc thuốc và không gây lờn thuốc.

Uống Methadone chống tái nghiện?

Methadone là một chất tổng hợp được sử dụng để thay thế ma túy, cụ thể là hêrôin, không áp dụng với ma túy đá, thuốc lắc… Tác dụng của nó là làm giảm liều và tiến đến ngưng sử dụng hêrôin. Ưu điểm của Methadone là sau khi uống, người bệnh giảm hoặc mất cảm giác thèm ma túy, tinh thần đủ tỉnh táo để lao động và học tập bình thường. 

Điều kiện tiên quyết để điều trị Methadone thành công là người bệnh phải có quyết tâm cao trong việc từ bỏ ma túy và tự nguyện đăng ký tham gia điều trị. Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cho cơ sở điều trị, người bệnh sẽ được cán bộ y tế tư vấn và khám sức khỏe. Sau đó, người bệnh sẽ nhận được quyết định tiếp nhận của cơ sở điều trị và được cấp thẻ điều trị.

Đều đặn hằng ngày, bệnh nhân đến cơ sở điều trị để uống Methadone dưới sự giám sát và định liều của cán bộ y tế. Nguyên tắc điều trị là bệnh nhân không được phép bỏ thuốc bất cứ ngày nào. Nếu bỏ trên 3 ngày thì phải tiến hành điều trị lại từ đầu. 

Mục tiêu và nội dung của phòng, chống tái nghiện ma túy là gì?

ky 10 muc tieu va noi dung cua phong chong tai nghien ma tuy
– Mục tiêu của phòng, chống tái nghiện:
+ Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc;
+ Trang bị cho người nghiện khả năng xử lý tình huống nguy cơ cao;
+ Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có thời cơ như thấy có ma túy trong tầm tay.
– Nội dung phòng, chống tái nghiện:
Xuất phát từ đặc điểm của nghiện ma túy, tái nghiện ma túy, vì vậy, nội dung phòng, chống tái nghiện cần phải kết hợp hài hòa giữa quản lý bệnh nhân bằng các dịch vụ y tế cùng các liệu pháp tâm lý – giáo dục, thỏa mãn mọi yêu cầu điều trị của đối tượng. Nội dung kế hoạch phòng, chống tái nghiện phải được đề ra trên cơ sở tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, quan hệ nhân thân của người nghiện (cha, mẹ, vợ, chồng, con), hoàn cảnh, công ăn việc làm, cũng như tiền sử lạm dụng sức khỏe, lạm dụng tình dục của bệnh nhân.

Phương pháp Chống tái nghiện bằng liệu pháp tâm lý

Một nghiên cứu khoa học về liệu pháp chống tái nghiện ma túy lần đầu được công bố chính thức bởi Viện Nghiên cứu Tâm lý người nghiện Ma túy nước ta cho thấy: sau khi thực hiện việc cắt cơn, phục hồi thể chất và tâm lý theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, người nghiện cần bước vào liệu trình cai nghiện thứ 2 bằng biện pháp tâm lý.
Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất, chống tái nghiện, là hi vọng mới cho người sử dụng ma túy tại nước ta chống tái nghiện bền vững. Phương pháp đã được nghiên cứu liên tục trong 8 năm, với hàng trăm người nghiện.
Điều quan trọng nhất của phương pháp là trong quá trình cai nghiện, không tách người nghiện ra khỏi cộng đồng, không để những cảm xúc tiêu cực như tự ti, mặc cảm, bất mãn, xuất hiện thường xuyên ở người nghiện.

Làm thế nào để tránh tái nghiện khi đang cai nghiện ma túy?

Lựa chọn địa điểm cai nghiện
Việc lựa chọn địa điểm cai nghiện là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định quá trình cai nghiện của bạn có thành công hay không. Bạn có thể lựa chọn cai nghiện tại trung tâm, tại bệnh viện hoặc tại nhà với điều kiện là phải tránh xa được nhóm bạn xấu rủ rê bạn nghiện ma túy.
Nếu bạn dự định cai nghiện ở bệnh viện hay trung tâm thì bạn cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, có giấy phép của Bộ Y tế. Nếu bạn cai ở nhà, bạn hãy tìm một địa điểm yên tĩnh. Nếu là nhà bạn thì bạn cần phải đảm bảo không có chút ma túy nào trong nhà và nên thay đổi số điện thoại trong thời gian cai nghiện để cắt đứt liên lạc với đám bạn xấu.
Tìm người hỗ trợ cai nghiện
Một điều chắc chắn là bạn không thể tự cai nghiện được một mình mà phải nhờ ít nhất là 1-2 người có thể là người thân, hoặc bạn bè của bạn giúp đỡ. Người đó sẽ giúp bạn chăm sóc cuộc sống hằng ngày khi bạn đang trải qua cơn vật vã và tâm sự, cũng như động viên bạn cố gắng cai nghiện. Người giúp bạn cai nghiện phải là người kiên quyết không cho bạn sử dụng ma túy, có yếu tố tâm lý cao và muốn tốt cho bạn.

Tái nghiện ma túy là gì?

Là hiện tượng người nghiện ma túy sau khi được điều trị cai nghiện xong lại sử dụng lại các chất ma túy. Hiện nay, tỷ lệ người cai nghiện ma túy sau đó tái nghiện trở lại lên đến 80%. Theo các chuyên gia, người nghiện ma túy sẽ tái nghiện lại sau khi cắt cơn một thời gian ngắn nếu không được tiếp tục điều trị duy trì chống tái nghiện.
Có 3 nguyên do lớn dẫn đến người nghiện hay tái nghiện là do sự lệ thuộc đối với ma túy về mặt cơ thể, về tâm lý và do môi trường, hoàn cảnh sống.

Tái nghiện ma túy và hỗ trợ chống tái nghiện từ gia đình

Trong số nhiều phương pháp chống tái nghiện ma túy hiện nay, yếu tố rất quan trọng dẫn đến cai nghiện ma túy thành công là giáo dục gia đình.
Những bệnh nhân có gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ thì kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều. Gia đình cần hiểu sâu sắc đặc điểm của điều trị cai nghiện ma tuý.
Động viên, gần gũi, chia sẻ với người bệnh trong quá trình điều trị là vô cùng cần thiết, nhưng trái lại, thái độ nuông chiều, mềm lòng của gia đình khi thấy con thèm nhớ thuốc phiện hay gặp tác dụng phụ của Methadone – lại là điều cực kỳ nguy hiểm. Điều trị cai nghiện ma tuý cho hiệu quả tốt hơn ở người có nhân cách mạnh, so với người có nhân cách yếu, mà nhân cách của một người phụ thuộc khá lớn vào môi trường sống xung quanh.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cach_cai_nghien_dung_cach_de_lay_lai_cuoc_doi_ban
Thông tin cai nghiện

Cách Cai Nghiện Đúng Cách Để Lấy Lại Cuộc Đời Bạn

Cai nghiện ma túy là một thách thức lớn, yêu cầu nỗ lực cá nhân và sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè. Để cai nghiện hiệu quả, cần hiểu rõ tình trạng nghiện và tác hại của ma túy. Các phương pháp hỗ trợ bao gồm điều trị tâm lý, sử dụng thuốc điều trị, và thay đổi lối sống tích cực như tham gia thể thao và học kỹ năng mới. Gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc động viên và tạo môi trường tích cực. Cần chú ý đến các dấu hiệu sức khỏe để tìm kiếm hỗ trợ kịp thời. Tổ chức phi lợi nhuận, trung tâm cai nghiện và tư vấn chuyên nghiệp là những nguồn hỗ trợ hữu ích. Cuối cùng, đặt mục tiêu, chấp nhận thất bại và tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp người nghiện vượt qua hành trình khó khăn này.

Đọc thêm
kham_pha_con_duong_tu_do_hanh_trinh_cai_nghien_de_song_khoe_manh_hon
Thông tin cai nghiện

Hành Trình Cai Nghiện Để Sống Khỏe Mạnh Hơn

Cai nghiện là quá trình giúp người nghiện từ bỏ chất gây nghiện, như ma túy, thông qua ý chí, phương pháp và sự hỗ trợ từ xung quanh. Hậu quả của việc sử dụng ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống xã hội và pháp lý. Cai nghiện mang lại lợi ích như cải thiện sức khỏe và khôi phục quan hệ xã hội.

Các bước cai nghiện hiệu quả bao gồm nhận thức về vấn đề, xây dựng kế hoạch chi tiết, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và chuyên gia, tham gia các chương trình cai nghiện và thay đổi lối sống. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, tâm lý trị liệu, và giám sát sau cai nghiện cũng rất quan trọng. Dù khó khăn, cai nghiện có thể thực hiện được nếu có sự quyết tâm và hỗ trợ.

Đọc thêm
Thông tin cai nghiện Chống tái nghiện ma túy

Điều Trị Chống Tái Nghiện Ma Túy

Để có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp chống tái nghiện, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của tái nghiện ma túy. Bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về các phương pháp điều trị chống tái nghiện ma túy hiệu quả. Chúng tôi sẽ khám phá nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ điều trị dược lý đến liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống và xây dựng kỹ năng đối phó. Mục tiêu là cung cấp thông tin hữu ích cho những người đang trong quá trình phục hồi, gia đình họ và các chuyên gia y tế.

Đọc thêm